Chuyển đổi số : Nên hay không nên?
Tháng Mười 6, 2021

Chuyển đổi số : Nên hay không nên?

Trong thời gian gần đây, chúng ta thường nghe đến khái niệm “chuyển đổi số”. Chúng được nhắc đến rất nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Vậy chuyển đổi số là gì và có tầm quan trọng như thế nào? Chúng có thực sự cần thiết?

Chuyển đổi số (tiếng anh là Digital Transformation) được Garner định nghĩa là “ứng dụng công nghệ để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra thêm nhiều cơ hội và giá trị mới, giúp doanh nghiệp đạt doanh số tốt hơn và gia tăng tốc độ tăng trưởng”.

Đó là việc tái cấu trúc tư duy về việc phối hợp giữa dữ liệu, quy trình và con người để nhằm tạo ra nhiều giá trị mới. FPT Việt Nam cho rằng chuyển đổi số trong tổ chức, doanh nghiệp là quá trình thay đổi. Từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số. Bằng cách áp dụng công nghệ mới. Nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.

Hiểu một cách cơ bản nhất thì đó là quá trình doanh nghiệp thực hiện tối ưu hóa những quy trình hoạt động. Nhằm tạo ra mô hình kinh doanh mới. Giúp tăng trải nghiệm để tăng sự hài lòng khách hàng. Tất cả hành động trên sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí, tăng lợi nhuận. Không chỉ vậy, còn tạo sự thống nhất giữa các phòng ban, tạo nên môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Chuyển đổi số đang được diễn như thế nào?

Chuyển đổi số đang ngày một thay đổi nhận thức của những nhà lãnh đạo. Những người có khả năng quyết định hướng đi và khả năng chuyển đổi thành công của tổ chức. Bộ máy chính quyền của nhiều quốc gia sau khi nhận ra tầm quan trọng của chuyển đổi số trong việc gia tăng hiệu quả hoạt động và đảm bảo an ninh quốc gia. Họ lập tức bước vào một “cuộc đua” mới trong việc áp dụng công nghệ.

Trước đây, chỉ có các công ty lớn, có rất nhiều tiềm lực kinh tế mạnh mới có thể tiếp cận được công nghệ. Do đó họ luôn dẫn đầu thị trường. Nhưng  hiện tại, dù công ty nhỏ hay những startup mới đều có thể tiếp cận được công nghệ không thua kém gì các những công ty lớn.

Kết quả nghiên cứu của McKensey chỉ ra rằng, vào năm 2025, mức độ tác động của chuyển đổi số tới GDP của nước Mỹ là khoảng 25%, với đất nước Brazil là 35%, còn ở các nước Châu Âu là khoảng 36%. Từ đây, có thể thấy khả năng tác động của chuyển đổi số đối với tăng trưởng GDP là rất lớn.

Tốc độ chuyển đổi số tại các khu vực và quốc gia là khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ phát triển công nghệ và tốc độ chuyển đổi mô hình doanh nghiệp. Trong đó khu vực châu Âu được đánh giá là khu vực có tốc độ nhanh nhất, tiếp đến là Mỹ và quốc gia tại châu Á.

Nhưng có thật sự cần chuyển đổi số?

Chuyển đổi số hay tự đào thải? Là câu hỏi được lặp đi lặp lại trên các diễn đàn công nghệ. Nhưng có thật sự nếu không chuyển đổi, bạn không thể tồn tại? Hãy cùng WanFang phân tích một số những bình luận hai chiều dưới đây.

Doanh nghiệp vẫn tồn tại và phát triển, tại sao cần đầu tư vào Chuyển đổi số?

Trong thời điểm đột phá về công nghệ này, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp vẫn còn ngần ngại về chuyển đổi số. Dù trước đó lợi ích và sự bùng nổ của các chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng MXH đã khẳng định sự quan trọng của công nghệ trong kinh doanh.

Chúng ta đều biết rằng, chuyển đổi số là một quá trình khó khăn và thử thách. Các doanh nghiệp và tổ chức cần phải nhận thức  và phải đáp ứng kịp thời quá trình thay đổi này. Thách thức nhiều hơn với ngành bán lẻ, ngành dịch vụ và ngành truyền thông, nghành công nghệ hơn vì những ngành này gần nhất với khái niệm “kỹ thuật số”.

Với lý do “nhiều doanh nghiệp chưa chuyển đổi vẫn hoạt động tốt” mà khá nhiều người còn chấn chừ. Đúng, WanFang không phủ nhận điều đó, có thể không chuyển đổi số, bạn vẫn tồn tại. Nhưng ở thời điểm đầu chuyển giao này, bạn có thể không nhận thấy sự khác biệt. Cho đến lúc doanh nghiệp của bạn vẫn sẽ tồn tại, nhưng sẽ đi chậm hơn những doanh nghiệp khác. Bạn có muốn thay đổi ngay hôm nay? Hay đợi đến lúc cảm nhận được sự khác biệt rồi sau đó thay đổi?

Chuyển đổi số khó bảo mật

Nhiều người cho rằng, chuyển đổi số thường đi kèm với sợ thiếu bảo mật.  Hiện nay, xã hội phát triển theo hướng cá nhân hóa. Các nhà công nghệ luôn đầu tư cho quá trình xây dựng bảo mật cho khách hàng.

Lợi ích thiết thực được mang lại như tự động hóa các quy trình, đơn giản hóa quy trình, loại bỏ những tác vụ không cần thiết và có tầm nhìn tốt hơn về dữ liệu của tổ chức. Chúng ta không có gì phải bàn cãi về những giá trị mà việc thay đổi sẽ mang lại.

Tuy nhiên, những điều được coi là cần thiết thì không có nghĩa là chúng ta sẽ dễ dàng có được. Muốn thay đổi là điều khó khăn. Và muốn chuyển đổi số thành công thì cần sự nỗ lực của cả một cộng đồng – từ các đối tác IT đến nhân viên nội bộ. Việc bảo mật hoàn toàn nằm trong tay bạn. Hãy chủ động trong quá trình thiết lập bảo mật, trao đổi kiến thức, thiết lập các phương pháp khác để tạo bảo mật nhiều lớp.

Lựa chọn về bảo mật doanh nghiệp luôn nằm trong tay bạn. Hãy tìm cho mình một đối tác uy tìn và chất lượng.

“Bộ máy” nhân sự ngại thay đổi

Mỗi một cuộc cách mạng luôn không thể thiếu yếu tố con người. Khi một bộ máy nhân sự đã quá quen với những việc làm kiểu cũ, không muốn thay đổi, thì chuyển đổi số luôn là sự lựa chọn sau cùng. Doanh nghiệp phải được hỗ trợ để tái đào tạo nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Con nguời có thể học hỏi mọi nơi mọi lúc để nâng cao năng lực, nhất là trong thời kỳ số. Bạn sẽ thấy lợi ích của quá trình làm mới, thay đổi doanh nghiệp.

Add your Comment

Archives