Đối với các thương hiệu đang tận dụng sự sáng tạo để gây tiếng vang với khán giả. Câu trả lời rất đơn giản. Những video TikTok thu hút sự chú ý bằng cách truyền tải một lượng thông tin lớn dưới định dạng hấp dẫn.
Tìm hiểu sâu hơn về cách thức hoạt động này. Một nghiên cứu gần đây cho thấy quảng cáo TikTok có mật độ thông tin (Information Density) cao tạo ra khả năng ghi nhớ cao hơn.
Mật độ thông tin trong quảng cáo đề cập đến sự kết hợp. Và cường độ của các yếu tố quảng cáo và thương hiệu được sử dụng trong cùng một quảng cáo. Những yếu tố như âm nhạc, hiệu ứng văn bản, chuyển động trên màn hình… được gọi chung là Event Triggers (Trình kích hoạt sự kiện).
Quảng cáo trên TikTok có thể cung cấp nhiều thông tin hơn. Vì đây là nền tảng chia sẻ video ngắn hấp dẫn. Và cung cấp cho thương hiệu nhiều công cụ sáng tạo để truyền tải thông tin. Đó là lý do quảng cáo TikTok thường hấp dẫn khán giả và giúp cải thiện Brand Memory.
Neuro-Insight là một công ty chuyên nghiên cứu về Neuromarketing (Tiếp thị thần kinh) và Neuroanalytic (Phân tích thần kinh). Sử dụng công nghệ hình ảnh não bộ độc đáo trong phòng thí nghiệm đặc biệt. Đảm bảo an toàn về quyền riêng tư để đo lường cách não bộ phản ứng với giao tiếp. Một nghiên cứu của họ vào năm 2021 cho thấy, người dùng TikTok liên tục được trải nghiệm mức độ tương tác cao hơn trong thời gian họ sử dụng nền tảng này.
Gần đây, Neuro-Insight đã tiến hành nghiên cứu về mật độ thông tin trong quảng cáo. Để hiểu rõ hơn cách người dùng tiếp thu và phản ứng với video TikTok. Cụ thể là cách bộ não xử lý nhiều lượng thông tin khác nhau.
Tổng cộng 180 người dùng TikTok. Trên khắp Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và Úc đã được mời tham gia nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm của Neuro-Insight. 23 quảng cáo thuộc ngành CPG (Consumer Packaged Goods – Hàng tiêu dùng đóng gói) và công nghệ đã được thử nghiệm. Và những quảng cáo này được phân loại thành mật độ thông tin thấp, trung bình hoặc cao, tùy vào việc sử dụng các yếu tố âm nhạc, văn bản…
Neuro-Insight đã đánh giá từng quảng cáo bằng cách sử dụng chỉ số Ad Memorability (khả năng ghi nhớ quảng cáo) để khám phá mức độ mật độ thông tin nào là hiệu quả nhất trong các quảng cáo, góp phần thúc đẩy khả năng ghi nhớ trên TikTok. Dưới đây là một số kết quả từ nghiên cứu.
Một điểm đáng chú ý đó là lượng thông tin được truyền đạt thành công. Có sự tương quan với các quảng cáo ấn tượng. Các yếu tố về mật độ thông tin như hiệu ứng văn bản hoặc tín hiệu về thương hiệu đóng vai trò là Event Triggers. Cho biết rằng một sự kiện mới hoặc một yếu tố câu chuyện quan trọng đang được đề cập trong quảng cáo.
Như bạn có thể thấy, Event Triggers có xu hướng tăng khả năng ghi nhớ quảng cáo. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc lạm dụng các yếu tố này ở bất cứ đâu. Tốt nhất thương hiệu nên sử dụng các Event Triggers một cách có chiến lược. Giống như đang kể một câu chuyện về thương hiệu hoặc sản phẩm của mình trên TikTok.
Những hướng dẫn trực quan như văn bản pop-up sẽ duy trì sự tương tác cao với người xem. Một mẹo nhỏ là thương hiệu có thể sử dụng Text Overlay. Để chỉ ra các thông điệp hoặc lợi ích chính, củng cố nội dung với thông tin hữu ích, nhưng quan trọng là chúng phải ngắn gọn và đơn giản.
Tăng khả năng hiển thị thương hiệu hoặc sản phẩm sẽ cải thiện hiệu quả quảng cáo cũng như khả năng ghi một cách hiệu quả. Việc giới thiệu sản phẩm ngay từ đầu trên TikTok cho phép người xem xử lý những gì họ nhìn thấy trong tiềm thức và đến cuối video, họ đã có thể quyết định có hành động hay không.
Âm thanh là yếu tố cần thiết đối với bất kỳ video TikTok nào. Và có thể dễ dàng nhận thấy rằng tốc độ âm nhạc tương quan trực tiếp với khả năng ghi nhớ quảng cáo. Nghiên cứu cho thấy, âm nhạc có nhịp độ nhanh hơn có khả năng thúc đẩy hoạt động thần kinh và nâng cao mức độ phản ứng.
Thay đổi cảnh nhanh hơn thường thu hút người xem hơn. Và tăng cơ hội tạo ấn tượng với khán giả. Nếu người dùng đã dần quen với việc chỉnh sửa những phân cảnh dài một cách mượt mà, hãy bắt đầu tận dụng những đoạn video ngắn để tăng thêm phần hấp dẫn và sự chú ý của người xem trên TikTok.