Không thể phủ nhận rằng thương mại điện tử (TMĐT) và các mô hình kinh doanh TMĐT đang trở thành xu hướng và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Các sàn TMĐT như Tiki, Lazada, Shopee… đã trở nên quá quen thuộc với người dùng Việt Nam. Thế giới thì có những ông lớn như Amazon, Alibaba, Ebay, Taobao.
Đối với các doanh nghiệp, việc nắm vững các nguyên tắc cơ bản khi “lên sàn” TMĐT cũng quan trọng không kém nếu muốn thành công. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp biết rõ 3 mô hình kinh doanh TMĐT điển hình thì sẽ có được lựa chọn phù hợp với mình. Cùng WanFang tìm hiểu đó là những mô hình nào nhé.
Kinh doanh TMĐT hiện nay đang được hiểu theo rất nhiều cách khác nhau. Theo tổ chức thương mại thế giới WTO thì: “TMĐT bao gồm việc sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán hoặc giao hàng hóa hoặc dịch vụ bằng phương tiện điện tử”. Nói một cách ngắn gọn hơn, TMĐT là hình thức giao dịch buôn bán thông qua internet hay các phương tiện điện tử. Nói rõ hơn là các sản phẩm/dịch vụ sẽ được bán thông qua website hoặc trang TMĐT.
Dù kinh doanh TMĐT là việc mua bán được thực hiện trên mạng. Thế nhưng việc thanh toán và giao hàng có thể được thực hiện theo phương pháp truyền thống. Đây là một xu hướng đang phát triển mạnh mẽ nên doanh nghiệp nhất định không thể bỏ qua.
Xem thêm: Khởi nghiệp kinh doanh sàn thương mại điện tử, 5 sai lầm thường gặp
Khác với phương thức kinh doanh truyền thống, TMĐT là hình thức kinh doanh online. Điều đó có nghĩa là chỉ cần có thiết bị kết nối internet là bạn có thể mua bán hàng hoá mọi lúc mọi nơi. Chỉ bằng vài cú click chuột.
Thậm chí người dùng có thể nhận hàng ngay chỉ sau 1 – 2 giờ mua hàng. Vậy nên việc mua bán, trao đổi hàng hoá trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Khi kinh doanh TMĐT ra đời thì bài toán chi phí cho doanh nghiệp cũng được cải thiện. Doanh nghiệp có thể sử dụng chi phí này để phục vụ và nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Sự phát triển bùng nổ của internet đã giúp doanh nghiệp tiến đến gần hơn với khách hàng lẫn nhà phân phối. Từ đó giúp bạn đề ra được những chiến lược hiệu quả tiếp cận khách hàng mục tiêu của mình.
Khi mua hàng trên sàn TMĐT, khách mua sẽ có được sự so sánh về giá cả để sử dụng chi phí hợp lý hơn. Bên cạnh đó, những bình luận đánh giá về sản phẩm sẽ giúp khách hàng không bị mua hớ hay mua phải hàng kém chất lượng.
Xem thêm: Ưu và nhược điểm khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử
TMĐT có nhiều mô hình khác nhau để phù hợp với mục tiêu của từng doanh nghiệp. Trong đó, các đối tượng tham gia TMĐT bao gồm: Chính phủ (G), doanh nghiệp (B), khách hàng cá nhân (C). 3 mô hình kinh doanh TMĐT điển hình ở VN bao gồm: B2B, B2C và C2C. Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn dưới đây.
B2B (Business To Business) là mô hình cung cấp các sản phẩm và dịch vụ từ doanh nghiệp này đến doanh nghiệp khác thông các kênh TMĐT của từng doanh nghiệp. Ví dụ về TMĐT điển hình chính là Alibaba.com. Alibaba đã xây dựng nên những khu chợ TMĐT. Mục đích nhằm kết hợp hàng ngàn doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn. Từ đó tạo ra môi trường kinh doanh mang tính chất B2B trong TMĐT.
B2C (Business To Customer) là mô hình doanh nghiệp trực tiếp bán hàng đến khách hàng. B2C được xem là mô hình kinh doanh online bán lẻ. Nơi doanh nghiệp bán cho các cá nhân thông qua sàn TMĐT hoặc kênh giao dịch. Đây là mô hình đang phổ biến nhất trên thị trường TMĐT.
Ví dụ về doanh nghiệp B2C ở Việt Nam như: thế giới di động, điện máy xanh, FPT shop…
Doanh nghiệp đi theo mô hình B2C sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí bán hàng. Bởi vì, bạn chỉ cần xây dựng một sàn TMĐT đạt chuẩn là đã có thể tiếp xúc được lượng khách hàng khổng lồ trên internet. Chi phí thuê mặt bằng hay nhân viên bán hàng hầu như không có. Khách hàng cũng sẽ thoải mái hơn trong việc lựa chọn sản phẩm và thực hiện thao tác mua hàng dễ dàng. Hàng hoá sẽ được giao đến tận nơi, không phải tốn thời gian đi lại.
C2C (Customer To Customer) là mô hình giao dịch mua bán giữa cá nhân và cá nhân thông qua những hình thức như: đấu giá, trao đổi… Trên thế giới thì eBay và Amazon là 2 doanh nghiệp C2C nổi bật trong hoạt động kinh doanh TMĐT.
eBay chính là một trang web đấu giá hàng đầu. Là nơi nhiều cá nhân có thể đưa ra các loại hàng hoá cho khách hàng đấu thầu. Còn Amazon là nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới hoạt động ở 2 mô hình B2C và C2C. Nó cho phép doanh nghiệp tiếp thị sản phẩm đến khách hàng. Đồng thời cho khách hàng tự bán hàng hoá.
Hy vọng sau khi đã nắm bắt được các mô hình kinh doanh TMĐT điển hình, doanh nghiệp có thể chọn ra được mô hình phù hợp. Điều quan trọng tiếp theo, doanh nghiệp cần lên kế hoạch triển khai sàn TMĐT để bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình.
WanFang có giải pháp từ A-Z để hỗ trợ bạn setup gian hàng TMĐT nhanh chóng. Ngoài ra, chúng tôi còn tư vấn chiến lược nâng tầm thương hiệu và kinh doanh đột phá trên sàn TMĐT.
Liên hệ ngay với chúng tôi để được đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và tận tâm hỗ trợ kịp thời.
Hotline: 0588 756 666
Email: admin@gowanfang.com