Tối ưu Website – Bạn có tự làm được? (Phần một)
Tháng tư 11, 2022

Tối ưu Website – Bạn có tự làm được? (Phần một)

Tối ưu Website (Search Engine Optimization) – Là cụm từ mà cách đây vài năm, nó còn rất lạ lẫm. Nhưng chỉ không lâu sau đó, với sự phát triển của công nghệ, người người, nhà nhà đều nhắc đến SEO như một công cụ không thể không biết cho bất kỳ ai lựa chọn xu hướng tiếp thị 4.0.

Nhưng liệu bạn làm SEO có thật sự tối ưu? Hay lấy đâu làm cơ sở để có thể làm SEO tốt? Câu trả lời rất đơn giản, ở chính bản thân bạn. Mỗi nhóm người dùng này sẽ có Insights khác nhau. Hãy đặt bản thân bạn vào những người dùng trực tiếp, thỏa mãn tối đa các Insights ấy. Đảm bảo dự án cua bạn sẽ thành công. Bạn nên đứng trên quan điểm của ai? Người dùng truy cập website hay Nhà quản trị website.

tối ưu website 1

Tối ưu dưới góc nhìn “Người dùng truy cập Website”

Đây chính là những khách hàng tới ghé thăm của mỗi website. Hãy nghĩ nếu bạn là “khách” thì bạn muốn được “tiếp đón” như thế nào?

1. Giao diện

Khi bạn bước đến trước cửa một ngôi nhà, hẳn bạn sẽ nhìn vào mặt tiền của ngôi nhà đầu tiên. Website cũng như một ngôi nhà trên mạng của bạn. Một mặt tiền đẹp chính là giao diện đầu tiên của website. Ấn tượng đầu tiên bao giờ cũng rất quan trọng.

Tuy nhiên, khái niệm “đẹp” ở đây là tương đối. Bởi, thứ nhất, nó phải phù hợp với đặc điểm của nhóm khách hàng mục tiêu của Doanh nghiệp.

Ví dụ như với website B2B, khách hàng là những Doanh nghiệp (CEO, Quản lý…) thì họ cần một giao diện đơn giản, màu sắc hài hòa; nhưng với website B2C dành cho đối tượng tuổi teen, thì khái niệm đẹp ở đây phải màu sắc một chút, font chữ phá cách hoặc ngộ nghĩnh…

Thứ hai, “đẹp” còn tùy từng cảm nhận của mỗi người. Sẽ khó tránh khỏi những tranh cãi để thống nhất được mẫu thiết kế website cuối cùng, vì vậy cách tốt nhất là dùng công cụ A/A hoặc A/B Testing. Lựa chọn ra các tiêu chí để thay đổi, chạy thử, đo lường và sử dụng phiên bản phù hợp nhất. Thực tế cũng có rất nhiều công cụ hỗ trợ Doanh nghiệp làm điều này, chẳng hạn như: Google Optimize, Optimizely, VWO…

2. Hiển thị

5 giây – Đó là khoảng thời gian bạn có thể giữ chân khách hàng

Một ngôi nhà đẹp, nhưng cái khoá cửa hỏng, khiến không ai có thể vào được, cũng không thể gọi là một ngôi nhà tốt. Hay một ngôi nhà đẹp nhưng lại sử dụng đồ nội thất không phù hợp với khách.

Khách hàng hiện nay có quá nhiều lựa chọn nên họ sẽ không có nhiều lý do để lưu lại một website bị lỗi dù cho đó là chi tiết nhỏ nhất, chẳng hạn như: lỗi chính tả, hình ảnh không load, text đè lên hình ảnh

Có một điều mà các bạn rát dễ bỏ lỡ – Giao diện trên Mobile. Website không tối ưu hiển thị giao diện trên Mobile (mobile ở đây không chỉ giới hạn là điện thoại di động, đó có thể là máy tính bảng hoặc bất kỳ thiết bị cầm tay nào khác). Hãy ghi nhớ rằng trung bình có trên 65% lượng truy cập người dùng vào website là sử dụng thiết bị di động.

Chính vì vậy, để có thể hoàn thiện và gây ấn tượng với khách hàng, bạn chỉ cần sự tỷ mỉ trong từng câu chữ.

3. Tương tác hai chiều

Bạn làm mọi cách để đưa trang web của mình lên top 1, top 2 chỉ để khách hàng của mình ghé qua xem. “Ồ trang web đẹp quá!” rồi rời đi sao? Chắc chắn không phải vậy.

Vậy bạn cần đảm bảo được sự tương tác. Đưa đến cho khách hàng luôn nhưng điều họ cần.

Hãy nhớ, những chỉ dẫn cho khách hàng như text menu, tiêu đề section, thông tin liên hệ cần:

  • Dễ hiểu
  • Ngắn gọn
  • Style chữ dễ đọc: font, màu sắc

Để hỗ trợ tìm kiếm thông tin, thanh “Search” cũng hết sức quan trọng. Công cụ này phải được đặt ở vị trí dễ nhìn thấy nhất, thuận tiện để người dùng gõ từ khóa tìm kiếm (thường thì sẽ được đặt ở phần Top, chính giữa hoặc bên phải mắt người truy cập). Tùy từng loại hình website, chúng ta sẽ quyết định tiêu chí search. Những website mang tính Brand, có thể chỉ cần tìm kiếm theo “từ khóa”.

Website dạng blog, có thể cần bổ sung thêm những tiêu chí lọc như: Danh mục, thời gian đăng tải, tác giả… Nhưng với website bán hàng online hoặc thương mại điện tử, đó phải là công cụ Tìm kiếm nâng cao, với nhiều tiêu chí chi tiết hơn như: Nhóm sản phẩm, Thương hiệu, Mức giá, Khu vực địa lý, Loại hàng, Vận chuyển…

4. Gợi ý hữu ích

Không chỉ dừng lại ở việc gặp gỡ với khách hàng 1 lần. Website cần tạo được dấu ấn riêng giúp khách hàng quay trở lại. Giờ đây, giao diện, tương tác không còn là công cụ tối tân. Bạn cần đến một “người bán hàng” thực thụ.

Đã bao giờ bạn tìm mua một chiếc laptop, nhưng lại được hiển thị nào chuột không dây, bàn phím bluetooth, bàn phím cơ học,… chưa? Đó chính là cách chăm sóc khách hàng bằng gợi ý và hiển thị.

Tất nhiên, để làm được việc này, website cần cài đặt tracking theo dõi hành vi người dùng rất sát, đồng thời, chuẩn bị sẵn nhiều idea marketing để “bắn” thông điệp phù hợp.

Nhưng ghi nhớ là đừng quá lạm dụng nó. Đó là một con dao hai lưỡi cho bạn. Hãy nghĩ ra những gợi ý hữu ích cho người truy cập website. Đó có thể chỉ là một lời mời đọc bài viết hữu ích liên quan, một video chi tiết hoặc thông tin liên hệ hỗ trợ.

Nếu bạn có bất cứ khúc mắc gì trong việc tối ưu và hoàn thành một trang web hoàn hảo cho mình, đừng quên rằng WanFang luôn đồng hành cùng bạn.

Chùng tôi tư vấn miễn phí tại:

Và đừng bỏ lỡ bài viết phần 2 của “Tối ưu website – Bạn có tự làm được?”. Phân tích cách tối ưu từ cái nhìn của Nhà quản trị Website. Hãy chú ý theo dõi nhé!

Add your Comment

Archives