Đôi khi bạn nhận được những cuộc điện thoại từ những người đang cố gắng bán cho bạn thứ mà bạn không cần? Và bạn hoàn toàn không muốn đó là chiến lược tiếp cận khách hàng của mình.
May mắn thay, còn có những lựa chọn khác. Với sự trợ giúp của công nghệ hiện đại và các chiến lược digital marketing, bạn có thể cải thiện khả năng tiếp cận khách hàng của mình và làm cho nó hiệu quả hơn.
Sự gia tăng về mức độ tương tác, tỷ lệ chuyển đổi và lợi nhuận có thể theo sau. Vì vậy đừng ngần ngại thực hiện ngay 8 bước xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng mà WanFang chia sẻ dưới đây.
Chiến lược tiếp cận khách hàng trong digital marketing là quá trình mà bạn sử dụng các công cụ digital marketing để biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng mới. Hay nói cách khác, đây là quá trình mà người lạ sẽ trở thành người mua. Sau đó họ trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.
Một chiến lược tiếp cận khách hàng thành công thường đòi hỏi sự cân bằng tốt giữa hoạt động tiếp cận khách hàng bên trong và bên ngoài (inbound and outbound sales). Với inbound sales, bạn dựa vào tiếp thị và xây dựng thương hiệu để thu hút khách hàng tiềm năng. Sau đó cung cấp cho họ dịch vụ tốt nhất nhằm chuyển đổi họ thành khách hàng mới.
Với outbound sales, bạn liên hệ với khách hàng tiềm năng có thể quan tâm hoặc không quan tâm đến những gì bạn cung cấp. Sau đó chuyển đổi họ. Inbound hoặc Outbound Sales – Cái nào hiệu quả hơn sẽ phụ thuộc vào doanh nghiệp của bạn.
Phát triển doanh nghiệp chưa bao giờ là điều dễ dàng. Nhất là doanh nghiệp nhỏ luôn phải loay hoay tìm chỗ đứng trên “thương trường” khốc liệt. Lên chiến lược tiếp cận khách hàng đúng đắn không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và nguồn lực sẵn có. Nó còn giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu quan trọng như:
Bây giờ, hãy cùng WanFang xem qua 8 bước để xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng trong digital marketing nhé.
Trước khi ai đó mua hàng của bạn, họ chắc chắn phải nhận thức được rằng bạn đang tồn tại.
Đó là bước đầu tiên trong hành trình tiếp cận khách hàng.
Bước này khá dễ hiểu. Đó là nơi khách hàng nhận ra bạn. Rốt cuộc, không ai sinh ra đã biết Apple hay Amazon là ai? Bạn phải biết về những công ty này trước khi trở thành khách hàng của họ.
Điều tương tự cũng đúng với thương hiệu của bạn. Sau đây là một số ví dụ về tiếp thị nhận thức:
Để nâng cao nhận thức về thương hiệu, bạn cần nắm vững các chiến lược digital marketing tại đây.
Khách hàng tiềm năng hiện đã biết về bạn. Họ biết bạn là ai. Nhưng bạn vẫn đang ở giai đoạn đầu của mối quan hệ với họ. Họ vẫn chưa tin tưởng bạn.
Vì vậy bước tiếp theo trong trong chiến lược tiếp cận khách hàng là cần phát triển mối quan hệ với khách hàng tiềm năng. Bạn hãy bắt đầu trò chuyện với họ và thu hút họ thông qua một số dạng nội dung nhất định.
Tiếp thị tương tác là điều cần làm trong suốt quá trình tiếp cận khách hàng. Dưới đây là ví dụ về tiếp thị tạo ra tương tác mà bạn có thể tham khảo:
Tại bước này, khách hàng tiềm năng đã biết bạn là ai và đã gắn bó với bạn theo cách này hay cách khác.
Tuy nhiên, nếu bạn không lấy được thông tin liên hệ của khách hàng, khả năng cao là bạn sẽ không bao giờ nhận được thông tin từ họ nữa.
Vì sao lại như vậy?
Bởi vì internet mỗi ngày đều tràn ngập hàng ngàn thông tin. Khi ai đó đọc một bài đăng của bạn hôm nay không có nghĩa là họ sẽ nhớ để truy cập website của bạn trong tương lai.
Thay vào đó, bạn cần có được thông tin liên hệ của khách hàng. Khi đã làm được như vậy, bạn sẽ có cơ hội được phép liên hệ với họ sau này.
Thông thường, chiến lược tiếp cận khách hàng này được ví như một “cuộc trao đổi”. Bạn đưa ra một chiến dịch quảng cáo. Thay vì yêu cầu tiền, bạn yêu cầu thông tin liên hệ của khách hàng tiềm năng. Và khi họ đưa nó cho bạn, bạn không chỉ cấp cho họ quyền truy cập vào nội dung, sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đã hứa. Bạn còn thêm họ vào danh sách người đăng ký của mình.
Nếu khách hàng thích thông tin bạn chia sẻ và bắt đầu tin tưởng bạn, họ sẽ sẵn sàng bỏ tiền ra để mua sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Đây là giai đoạn quan trọng trong chiến lược tiếp cận khách hàng. Bởi vì nó có thể khiến nhiều doanh nghiệp thất vọng. Chìa khóa thành công của giai đoạn này là sử dụng một cách khôn khéo cái gọi là “ưu điểm đầu vào”. Nghĩa là bạn đưa ra cho khách hàng tiềm năng nhiều ưu đãi to lớn. Nhưng không buộc họ phải bỏ quá nhiều thời gian hay tiền bạc để có được nó.
Trong giai đoạn này, còn quá sớm để bạn quan tâm đến khả năng sinh lời. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc thu hút người mua hoặc tăng mức độ cam kết với khách hàng tiềm năng mà bạn đã có. Đó là lý do Sprint sẵn sàng cung cấp cho khách hàng một chiếc điện thoại miễn phí. GoDaddy cung cấp tên miền với giá 2,95 đô la. VistaPrint bán 500 danh thiếp với giá 9 đô la.
Mục tiêu ở đây không phải là tạo ra lợi nhuận mà chính là để có được khách hàng. Giai đoạn chuyển đổi sẽ thay đổi mối quan hệ giữa bạn và khách hàng đã đăng ký.
Tại thời điểm này, khách hàng đã có 1 giao dịch với bạn. Nhiệm vụ bây giờ của bạn là đảm bảo giao dịch diễn ra tốt đẹp. Rằng sự phấn khích khi mua hàng sẽ phát triển thành sự thiện chí và tin tưởng.
Lý do cho điều này rất đơn giản. Nếu khách hàng không nhận được giá trị nào từ giao dịch này, họ sẽ không chuyển sang giai đoạn tiếp theo và mua những thứ đắt tiền hơn từ bạn.
Vậy làm thế nào để đảm bảo khách hàng có trải nghiệm tốt?
Ví dụ: Một người dùng mới của ứng dụng Spotify trải qua hướng dẫn cách tạo danh sách phát các bài hát yêu thích của cô ấy.
Giai đoạn này chỉ nhằm đảm bảo rằng hoạt động digital marketing của bạn đang mang lại cho khách hàng cơ hội nhận được giá trị. Và tận hưởng giá trị đó ngay lập tức.
Xem thêm: 3 giải pháp marketing hút khách nhất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Ở giai đoạn tiếp cận khách hàng này, bạn đã thu hút được khách hàng tiềm năng. Đồng thời đảm bảo rằng họ nhận được giá trị từ việc kinh doanh với bạn.
Thực tế là, bạn vẫn chưa thu được lợi nhuận. Và đây là lý do vì sao?
Giai đoạn tiếp thị tạo ra sự thăng tiến là giai đoạn khách hàng sẵn sàng mua hàng nhiều hơn và thường xuyên hơn. Đây thực sự là một nấc thang hy vọng sẽ dẫn đến nhiều lần mua hàng tiếp theo. Bạn cần tạo ra nhiều ưu đãi hơn. Đồng thời giới thiệu cho khách hàng những ưu đãi có liên quan đến sản phẩm họ muốn mua.
Ví dụ: Một khách hàng mới mua một chiếc máy ảnh kỹ thuật số với giá 2.495 đô la. Họ sẽ mua thêm một bộ ống kính, túi đựng máy ảnh và giá ba chân khi mua với giá trọn gói là 699 đô la.
Giai đoạn tiếp theo trong chiến lược tiếp cận khách hàng là hoạt động tiếp thị khuyến khích những khách hàng trung thành nhất ủng hộ doanh nghiệp của bạn.
Người ủng hộ là những người sẽ nói tích cực về thương hiệu của bạn.
Người ủng hộ được gọi là “người quảng bá thụ động”. Họ không nhất thiết phải quảng bá doanh nghiệp của bạn một cách tích cực. Nhưng khi được hỏi về bạn, họ sẽ nói những điều tốt đẹp.
Ngoài ra, bạn có thể cố ý tạo ra nhiều người tiếp thị và quảng bá hơn. Dưới đây là một ví dụ:
Việc có được những người ủng hộ là rất quan trọng vì nó giúp tạo ra sự nhận thức, sự tin tưởng và uy tín với nhiều người hơn. Điều này giúp bạn có được nhiều khách hàng hơn và phát triển doanh nghiệp của mình.
Người quảng cáo khác với người ủng hộ ở chỗ họ luôn tích cực tìm cách quảng bá về thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của bạn.
Trong một số trường hợp, người quảng bá chỉ đơn giản là có trải nghiệm tuyệt vời với công ty của bạn và muốn chia sẻ câu chuyện của họ với bạn bè và gia đình. Trong các trường hợp khác, họ quảng cáo vì bạn đã tạo động lực để họ làm như vậy.
Điều này đưa thông điệp của bạn đến với những người theo dõi và bạn bè của người quảng bá. Và bởi vì khách hàng mới này đang nghe về bạn từ một nguồn đáng tin cậy mà họ đã biết. Họ có nhiều khả năng trở thành khách hàng tiếp theo của bạn.
Một ví dụ điển hình về điều này là Dropbox. Khi mới bắt đầu với tư cách là một công ty mới trong một ngành công nghiệp mới, họ nhận ra rằng khả năng khám phá sẽ là chìa khóa thành công của họ. Vì vậy, họ đã khởi xướng một chương trình giới thiệu nhằm mang lại cho người dùng động lực mạnh mẽ để quảng bá dịch vụ cho những người khác.
Chỉ cần mời các liên hệ của bạn dùng thử Dropbox, bạn có thể tăng không gian lưu trữ trực tuyến của riêng mình từ 2GB lên đến 16GB. Đây là một lời đề nghị hấp dẫn đến nỗi, hàng nghìn người dùng mới đã mời bạn bè và gia đình của họ. Điều này đã giúp biến Dropbox thành một gã khổng lồ phần mềm (được định giá 10 tỷ USD vào năm 2014).
Xem thêm: Quảng cáo đa kênh là gì? Top 6 dịch vụ quảng cáo đa kênh tốt nhất
Một số doanh nghiệp khi đã hiểu được chiến lược tiếp cận khách hàng trong digital marketing, họ có thể rất hào hứng mong muốn chuyển khách hàng từ người lạ sang người quảng bá chỉ trong 1 bước, trong 1 chiến dịch.
Điều này là không thể. Và đó là 1 sai lầm chí mạng.
Bạn không thể tạo một chiến dịch làm cho mọi người biết đến bạn, thu hút họ, khiến họ đăng ký và chuyển đổi. Và sau đó biến họ thành những người ủng hộ và quảng bá.
Thay vào đó, bạn cần thực hiện đầy đủ 8 bước lên chiến lược tiếp cận khách hàng trên đây để chuyển họ từ giai đoạn này sang giai đoạn tiếp theo. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích với bạn.
Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị Agency tại Đà Nẵng để thực hiện chiến dịch digital marketing cho doanh nghiệp của mình, WanFang sẵn sàng hỗ trợ cho bạn hoàn toàn miễn phí. Liên hệ với chúng tôi theo thông tin:
Hotline: 0588 756 666
Email: admin@gowanfang.com
Website: http://gowanfang.com/
Có thể bạn muốn xem: