Thế hệ tiêu dùng cũ đang có dấu hiệu bị đuổi kịp bởi một thế hệ hoàn toàn mới: Gen Z. Theo Nielsen, ước tính đến năm 2025 tại Việt Nam, Gen Z sẽ sớm đạt 15 triệu người và chiếm 30% lực lượng tiêu dùng. Không chỉ vậy, họ có tác động đến quyết định mua hàng của phụ huynh.
Hướng tới sự hiểu quả trong các chiến dịch Marketing và Bán hàng hiệu quả cho Gen Z. Hãy cùng WanFang tìm hiểu Gen Z là ai? Hành vi mua sắm của họ là gì? Và những sai lầm Marketing phổ biến thường mắc phải khi hướng tới thế hệ mới này.
Gen Z là thế hệ lớn lên trong thời kỳ của công nghệ kỹ thuật số. Họ tiếp xúc với điện thoại thông minh và mạng xã hội từ khi còn trẻ. Do đó thế hệ này còn được biết như những người bản địa số (Digital Natives).
Chính vì mối quan hệ mật thiết giữa Gen Z và thế giới ảo mà các thương hiệu thường hay nhìn nhận Gen Z như những người kiến tạo nội dung trên mạng xã hội. Thông qua việc chủ động trình bày một quan điểm hay một đánh giá trên mạng xã hội.
“Gen Z quan tâm điều gì?” hay “Họ có lối sống như thế nào?” là những câu hỏi khó trả lời nếu chỉ thông qua trang cá nhân. Bởi họ thường tương tác với nội dung nhiều hơn là kiến tạo.
Gen Z là một thế hệ trẻ, quen thuộc với môi trường công nghệ từ khi còn nhỏ. Họ góp phần mở rộng từ điển người dùng mạng xã hội. Chúng ta thường hay bắt gặp những bình luận có chứa cụm từ “dảk dảk” hay “bủh bủh”. Vốn là dấu ấn ngôn ngữ. Điều này khiến chúng ta hình dung bất kì địa điểm nào của mạng xã hội cũng là nơi để Gen Z thảo luận sôi nổi.
Thế hệ Gen Z được truyền thông ví như một thế hệ bí ẩn. Không chỉ vì họ là một thế hệ mới chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng. Mà còn vì các mối quan tâm của thế hệ này chỉ có thể được xác định thông qua việc truy dấu thảo luận trong các kênh cộng đồng.
Khi nhắc tới Gen Z, chúng ta sẽ thường liên tưởng đến nhóm người trẻ, còn trong độ tuổi đi học, chưa tự chủ về tài chính, dẫn đến sức mua hạn chế, chỉ dừng lại ở mức tác động tới quyết định mua hàng của phụ huynh chứ chưa thể làm người đưa ra quyết định. Có một thực tế là Gen Z đời đầu đang nằm trong nhóm tuổi 20 – 24. Họ đi làm, có khả năng tài chính, thậm chí một bộ phận Gen Z đã lập gia đình và sinh con.
Hơn nữa, một số đã trở thành Hot Moms, đồng nghĩa với khả năng tác động tới quyết định mua sắm của một nhóm lớn người dùng. Hiểu về Gen Z, đặc biệt là đời đầu, là điều cấp thiết với thương hiệu.
Mặc dù lớn lên giữa làn sóng phát triển công nghệ & mạng xã hội, nhưng có đến 90% Gen Z vẫn xem TV mỗi ngày. Do đó, nếu công ty bạn đang dự định cắt ngân sách cho TV để chuyển dần sang Digital. Với lý do này thì đó có thể không phải là một lựa chọn khôn ngoan.
Có đến 41% Gen Z sẵn sàng thử một sản phẩm mới. Đây vừa là một cơ hội cho các thương hiệu đưa ra nhiều sản phẩm mới, độc đáo, sáng tạo. Mặc khác, vì những người tiêu dùng trẻ này luôn luôn thay đổi. Chính vì vậy, đây cũng là một thách thức lớn trong việc giữ chân họ.
Tuy sinh ra trong xã hội hiện đại. Nhưng Gen Z vẫn rất ủng hộ các giá trị văn hóa Việt. Đặc biệt là, những giá trị văn hóa có yếu tố cổ điển vượt thời gian. Cùng với đó, họ còn quan tâm đến các vấn đề trách nhiệm xã hội và bình đẳng. Doanh nghiệp cần nắm bắt những yếu tố này. Với mục đích, để xây dựng hình ảnh và giá trị thương hiệu xoay quanh đó.
Bạn sẽ nghĩ, trong cuộc đua giành lấy trái tim và túi tiền của thế hệ này, thương hiệu phải trở nên thật hoành tráng.
Trong thời đại mọi thứ “ảo” đang tràn ngập trên các tài khoản Instagram, chúng ta nên tập trung vào sự chân thật của sản phẩm. Và Gen Z sẵn sàng chi tiền cho chúng. Một sự thật là hơn 2/3 gen Z trả lời rằng họ mong muốn nhận những quảng cáo “người thật việc thật” hơn là những thứ được “tô vẽ” bởi người nổi tiếng.
Gen Z quan tâm đến các vấn đề xã hội như phân biệt chủng tộc, bình đẳng giới, sự đa dạng (Pride) và ủng hộ những thương hiệu có cùng chung những giá trị này. Tuy nếu làm đúng, chắc chắn thương hiệu sẽ tạo sự lan tỏa. Nike đã từng có quảng cáo gây tranh cãi nhưng thành công khi hợp tác với Colin Kaepernick. Một số người không đồng tình, nhưng thế hệ Z đã ủng hộ. Kết quả là doanh số của Nike gia tăng để chứng minh cho thấy Nike đã chạm vào trái tim của khách hàng.
Bên cạnh đó, cũng có những thương hiệu đã không thật sự khéo léo với những chiến dịch dạng này. Ví dụ chiến dịch biểu tình phản đối Pepsi trong chiến dịch quảng cáo với sự góp mặt của Kendall Jenner lan ra toàn quốc vì bị cho là làm rẻ rúng phong trào Black Lives Matter.
Thế hệ Z yêu thích sự độc lạ, nhưng không có nghĩa là họ không có sự trung thành với thương hiệu. Gen Z sẽ trung thành với các thương hiệu nếu như họ tin tưởng dù sự cởi mở đón nhận sản phẩm mới của gen Z là luôn có.
Thay vào muốn ăn mặc đóng mác các thương hiệu đắt tiền, thời thượng, Gen Z đặt sự ưu tiên cho bản sắc cá nhân hàng đầu. Họ đánh giá cao trang phục hàng hiệu đắt tiền. Tuy nhiên không muốn nó làm lu mờ đi hình ảnh của bản thân. Thế hệ Z muốn cho thế giới thấy rằng họ là đặc biệt, không phải chỉ đơn giản là sở hữu.
Chắc bạn đã nghe hàng tỉ lần người ta nói rằng thế hệ Z là “con mọt công nghệ”. Vì vậy, Gen Z dễ bị dập cái mác là “luôn mua hàng online”. Họ thích trải nghiệm. Có tới 42% khách hàng thế hệ Z ưa thích mua hàng tại store. Trong khi chỉ có 23% thích mua hàng qua mạng. Nhưng thu hút thế hệ Z đến cửa hàng thì cần phải sự thú vị. 56% khách hàng mong muốn một trải nghiệm khi mua sắm tại cửa hàng.
WanFang mong rằng bài viết trên đã cho khách hàng một cái nhìn tổng qua về một thế hệ khách hàng mới mà bất cứ ai muốn xây dựng thương hiệu cũng cần nhắm đến. Để có thể thấu hiểu hơn thế hệ mới, hãy follow những bài viết tiếp theo của chúng tôi!